Thương hiệu Hội viên

Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT)
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) là đơn vị tiên phong cung cấp các giải pháp phần mềm tối ưu trong lĩnh vực quản lý, điều hành; là địa điểm đào tạo nhân lực CNTT chất lượng cao; là đối tác đáng tin cậy trong hoạt động đầu tư, xúc tiến CNTT, phát triển nội dung số tại tỉnh Thừa Thiên Huế

HueCIT là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, ​được thành lập ngày 10/10/2000 với định hướng phát triển: Đến năm 2025 sẽ trở thành một Trung tâm mạnh, có uy tín của khu vực miền Trung và của cả nước, góp phần xây dựng thành công nền hành chính điện tử, công sở điện tử và Chính phủ số tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Từ những thành tựu về CNTT

Ngay từ những ngày đầu thành lập, HueCIT đã nhận được sự đầu tư có tập trung theo hướng bền vững của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Tọa lạc ở số 06 Lê Lợi, HueCIT sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ cùng nguồn lực tại chỗ chất lượng cao. Hiện nay, Trung tâm có 01 Tiến sĩ, 6 thạc sĩ, 28 cử nhân có tay nghề cao trong lĩnh vực đào tạo, phát triển phần mềm và cung cấp dịch vụ CNTT. Hơn 10% đội ngũ nhân sự của HueCIT đã tham gia các khóa tu nghiệp chuyên môn ngắn hạn và dài hạn tại các nước có ngành công nghiệp phần mềm phát triển như Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức, Thái Lan, Ấn Độ…

Trong những năm qua, HueCIT đã cung cấp cho thị trường rất nhiều các sản phẩm và dịch vụ được đánh giá cao về chất lượng, tính hiệu quả và có tính ứng dụng cao. Một số sản phẩm phần mềm của HueCIT đã giành được các giải thưởng uy tín tại các cuộc thi quốc gia về CNTT như cuộc thi Trí tuệ Việt Nam, Hội thi Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc VIFOTEC, Danh hiệu Sao Khuê, Giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam...

Nhận được nhiều sự tin tưởng của lãnh đạo tỉnh, HueCIT tự hào được tham gia vào các hoạt động mang tính chiến lược của tỉnh như: Hoàn thành việc triển khai, tích hợp Hệ thống xác thực tập trung SSO, Phần mềm Quản lý Văn bản và Điều hành; Nghiên cứu và xây dựng mô hình công sở điện tử, chính quyền điện tử tại tỉnh Thừa Thiên Huế; Xây dựng Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế; Ứng dụng chứng thư số vào quản lý văn bản và quy trình công việc; ...

Một số giải thưởng tiêu biểu:

- Đơn vị có Sản phẩm Công nghệ số tiêu biểu năm 2022 do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) trao tặng

Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp Chuyển đổi số Xuất sắc năm 2020, 2021 do Hội Truyền thông số Việt Nam (VDCA) trao tặng

- Giải Ba Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ VIII - năm 2017 với sản phẩm "Cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế"

- Giải Nhất Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế - năm 2015; Danh Hiệu Sao Khuê 2016 và góp mặt vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2016 với sản phẩm "Khung kỹ thuật chính quyền điện tử và hệ thống công sở điện tử đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế"

- Giải Nhất Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế 2004; Giải thưởng Balaban 2011 với Phần mềm Hán Nôm. Xem chi tiết

- Giải Nhì Giải thưởng VIFOTEC năm 2010 với Hệ thống phần mềm và trang web hỗ trợ chữ Thái Việt Nam. Xem chi tiết

- Giải Nhất Cuộc thi sáng tạo trang web “Bác Hồ với tuổi trẻ” năm 2003 với website Bác Hồ với tuổi trẻ

...

Với những giải thưởng lớn nhỏ đó, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu của đơn vị, HueCIT còn góp phần trong việc giữ vững các chỉ số về ứng dụng CNTT, đưa Thừa Thiên Huế trở thành "điểm sáng" trong công cuộc xây dựng mô hình đô thị thông minh, chính quyền điện tử của cả nước trong những năm gần đây.

Ngoài ra, với thế mạnh là đơn vị duy nhất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đào tạo CNTT theo quy trình chuyển giao của Aptech Ấn Độ, trong hơn 20 năm qua, Trung tâm đã tổ chức và đào tạo được hơn 3,000 lập trình viên, kỹ thuật viên theo chương trình của Aptech cùng hàng ngàn học viên các lớp đào tạo ngắn hạn khác (mỹ thuật đa phương tiện, thương mại điện tử, tin học ứng dụng CNTT).

Trở thành nơi hội tụ của các doanh nghiệp

Trong những năm qua, HueCIT được xem là nơi hội tụ của các doanh nghiệp CNTT trên địa bàn tỉnh. Với chức năng “Tổ chức công viên công nghệ phần mềm và cung cấp dịch vụ tiện nghi về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý vườn ươm doanh nghiệp phần mềm (DNPM) và công nghiệp kỹ thuật số, hỗ trợ cho các DNPM phát triển, đồng thời kêu gọi các DNPM đầu tư vào Thừa Thiên Huế”, từ năm 2012, HueCIT đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong ngành CNTT có được những điều kiện phát triển thuận lợi nhất cũng như thu hút các doanh nghiệp CNTT về đầu tư tại Thừa Thiên Huế.

Theo đó, doanh nghiệp CNTT khi tham gia vào công viên phần mềm do HueCIT quản lý sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi trong lĩnh vực CNTT nếu đáp ứng các điều kiện tại Quyết định số 19/2017/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hiện nay, tòa nhà HueCIT đang có 14 doanh nghiệp CNTT tham gia, hoạt động tại đây, gồm 02 công ty nước ngoài và 12 công ty trong nước. Tính đến nay, HueCIT đã có hơn 20 lượt doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đến đầu tư tại đây với nhiều ngành nghề khác nhau thuộc lĩnh vực CNTT như: nghiên cứu khoa học, đào tạo nhân lực cho ngành CNTT (chuyên sâu về lập trình, mạng và cơ sở dữ liệu, lập trình nhúng cho phần cứng), sản xuất sản phẩm phần mềm cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Một số DN tiêu biểu đã chọn HueCIT làm điểm đến ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp như Huesoft, Acronics, COG, Hoatamus, ... Theo thống kê sơ bộ, số lượng người tập trung đông nhất vào giờ cao điểm tại tòa nhà HueCIT là khoảng hơn 200 người.

Mở rộng và nâng tầm thương hiệu khi gia nhập Chuỗi CVPM Quang Trung

Với tầm nhìn chiến lược cũng như sự năng động, quyết liệt trong việc quan tâm, đầu tư cho phát triển CNTT của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, ngày 28/12/2019, HueCIT đã chính thức được kết nạp vào Chuỗi Công viên phần mềm (CVPM) Quang Trung. Đây là hoạt động không chỉ đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác tìm kiếm cơ hội đầu tư, mở cửa về chính sách phát triển CNTT của tỉnh Thừa Thiên Huế, mà còn thể hiện sự tiên phong bởi HueCIT là đơn vị sự nghiệp đầu tiên tham gia vào Chuỗi, chưa từng có tiền lệ từ trước đến nay. 

Việc kết nạp HueCIT vào Chuỗi CVPM Quang Trung là một bước đệm để Thừa Thiên Huế trên cơ sở đó hình thành khu CNTT tập trung cho tỉnh, thông qua quá trình học hỏi và kế thừa kinh nghiệm của Chuỗi. Theo đó, với vai trò là đơn vị đầu mối đại diện cho tỉnh Thừa Thiên Huế trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực CNTT khi đến với Huế, các doanh nghiệp CNTT khi đến đầu tư tại tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung, tại HueCIT nói riêng sẽ được hưởng thêm về chính sách ưu đãi theo Nghị định số 154/2013/NĐ-CP ngày 08/11/2013 của Chính phủ về Khu CNTT tập trung.

Song song với đó, tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang tích cực triển khai dự án mở rộng phát triển Khu CNTT tập trung tại Khu đô thị An Vân Dương, trong đó HueCIT được phân công phụ trách với vai trò quản lý khu; đồng thời mở rộng quy hoạch tòa nhà HueCIT theo hướng Khu CNTT tập trung tại Khu đất SN2 thuộc Khu E - Đô thị mới An Vân Dương, tạo tiền đề cho việc mở mang cơ sở hạ tầng kỹ thuật tại địa phương và phát triển khu đô thị xung quanh khu CNTT tại thành phố Huế, góp phần vào công cuộc tái chỉnh trang đô thị và phát triển kinh tế của thành phố. Trong tương lai gần, đây sẽ là những điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư cũng như các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT trong và ngoài nước.

Với định hướng "HueCIT - một điểm đến, đa mục tiêu", HueCIT có những chức năng, nhiệm vụ cơ bản sau:

1. Đào tạo nguồn nhân lực CNTT, đào tạo ngoại ngữ theo các chương trình quy định của Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH và đào tạo theo nhu cầu xã hội đối với các lĩnh vực mà Trung tâm có thế mạnh; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu xây dựng thành phố thông minh và bảo đảm sự phát triển của ngành CNTT; liên kết với các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước để bổ sung nguồn lực CNTT cho tỉnh, cho các doanh nghiệp tại Khu CVPM, Khu CNTT tập trung; đào tạo cho CB,CC trong các cơ quan nhà nước; đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp lĩnh vực CNTT và truyền thông; xây dựng chương trình đào tạo ngoại ngữ dành cho đối tượng xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh và các khu vực lân cận.

2. Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh các giải pháp về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước nhằm tiến đến một chính quyền điện tử hiệu quả tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Tư vấn thiết kế, giám sát và kiểm thử đối với các dự án CNTT và có ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp.

4. Cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực CNTT cho các cơ quan nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ, đặt hàng hàng năm.

5. Xây dựng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước và cho xã hội.

6. Cung cấp dịch vụ nội dung số và chuyển đổi số cho các ngành/tổ chức và doanh nghiệp.

7. Phát triển Trang thông tin điện tử Khám phá Huế.

8. Quản lý Khu Công viên phần mềm, CNTT tập trung

Với những thời cơ và vận hội như hiện nay, việc giữ vững và phát huy những năng lực sẵn có về CNTT sẽ là bước tạo đà vững chắc để HueCIT tiếp tục khẳng định vị thế và tự tin vươn mình ra biển lớn của thời đại công nghệ số, đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh về việc HueCIT sẽ từng bước hình thành Khu CNTT tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế, tạo hạ tầng cho ứng dụng và phát triển CNTT; thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp CNTT; hình thành trung tâm nghiên cứu - phát triển sản phẩm CNTT, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực CNTT; ươm tạo doanh nghiệp CNTT cho tỉnh, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ trong và ngoài nước, góp phần xây dựng ngành công nghiệp CNTT trở thành ngành kinh tế "đột phá" của Tỉnh.

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Tên tiếng Anh: Thua Thien Hue Center of Information Technology

Website: www.huecit.vn

Địa chỉ: 06 Lê Lợi, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Điện thoại: 0234.3823650

Email: info@huecit.vn

Một số hình ảnh của HueCIT:

HueDITA tổng hợp
Các bài khác
    << < 1 2 > >>  

Đọc nhiều nhất

  • VNPT ra mắt oneSME – nền tảng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp SME

    Ngày 06/08/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức ra mắt Nền tảng chuyển đổi số toàn diện đầu tiên tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại địa chỉ https://onesme.vn với tên gọi oneSME.

  • Sắp diễn ra Hội thảo “Thị trường bất động sản trong xu thế chuyển đổi số”

    Ngày 17/6 tới đây, Báo Công Thương phối hợp cùng Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thị trường bất động sản trong xu thế chuyển đổi số”.

  • HueDITA phát động chương trình chung tay hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19

    Nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, chung tay của cộng đồng doanh nghiệp CNTT-ĐTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đối với Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/7, Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (HueDITA) phát động chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh vượt qua khó khăn để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thông qua vai trò kết nghĩa với Hội Tin học TP Hồ Chí Minh” nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết, chung tay hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, mang lại cuộc sống ổn định cho toàn xã hội.

  • Ký kết hợp tác về Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

    Nhằm mục đích xây dựng và triển khai các hoạt động, chương trình, dự án hỗ trợ đối với trẻ em trên môi trường mạng tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2021-2025, sáng ngày 7/4/2021, tại Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (06 Lê Lợi, Tp. Huế) đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội CNTT & ĐTVT) và Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội BVQTE).

  • Khởi tranh Giải Bóng đá tranh cúp HueDITA mở rộng lần thứ VII – năm 2022

    Sau thời gian phát động, tuyên truyền và bốc thăm chia bảng thi đấu, chiều ngày 27/8, tại Sân cỏ nhân tạo Uyên Phương (150 Nguyễn Trãi, Tp. Huế), Hội CNTT và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội) tổ chức Lễ Khai mạc Giải Bóng đá tranh cúp HueDITA mở rộng lần thứ VII – năm 2022.

Đăng ký

CAPTCHA image
Nhập mã hiển thị ở hộp dưới đây