Thương hiệu Hội viên

IOC Huế - “Trái tim” chính quyền số với khát vọng xây dựng thành phố hạnh phúc
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:
Sau 3 năm triển khai, Trung tâm Giám sát và điều hành Đô thị thông minh (IOC) Huế đạt được nhiều thành tựu, đóng góp lớn vào sự thay đổi bộ mặt của tỉnh Thừa Thiên Huế và xây dựng cuộc sống hạnh phúc cho người dân.
Giám đốc IOC Huế Bùi Hoàng Minh đang giới thiệu về IOC Huế.
Giám đốc IOC Huế Bùi Hoàng Minh đang giới thiệu về IOC Huế.

Thực hiện hóa sứ mệnh sử dụng công nghệ số, mang lại hiệu quả cho các tổ chức, hạnh phúc cho người dân

Ngày 25/7/2019, Trung tâm Giám sát và điều hành Đô thị thông minh (IOC) Huế do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel – Viettel Solutions (Thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) thiết kế và phát triển đã khai trương, đóng vai trò là “bộ não” tổng hợp, giám sát, điều hành dịch vụ đô thị thông minh trên toàn tỉnh.


Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế chia sẻ về hành trình 3 năm triển khai IOC tại địa phương.


Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Xuân Sơn chia sẻ những thành công của IOC Huế.

IOC Huế ra đời từ Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2025” được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt vào tháng 8.2018.  

Đây là kết quả của sự phối hợp khảo sát, đánh giá, ứng dụng thí điểm các giải pháp công nghệ thông tin (CNTT) của chính quyền tỉnh và Viettel Solutions với mục tiêu xây dựng thành công Chính quyền điện tử, Đô thị thông minh, hướng đến hiện đại hóa nền hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế.


Phó Tổng Giám đốc Viettel Solutions Nguyễn Ngọc Linh phát biểu những dự định sắp tới của Viettel Solution để nhân rộng mô hình IOC Huế.

Dự án IOC của Huế là dự án smart city đầu tiên của Việt Nam đạt giải "Dự án Thành phố thông minh sáng tạo nhất châu Á" tại Giải thưởng Viễn thông châu Á năm 2019. Dự án đóng góp vai trò quan trọng giúp Thừa Thiên Huế được xếp ở vị trí thứ hai toàn quốc về chỉ số DTI (Digital Transformation Index - Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông) ở cấp tỉnh tại cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số năm 2020, kết quả được công bố vào tháng 10.2021.

IOC Huế đang triển khai đồng thời 10 dịch vụ, bao gồm: Phản ánh hiện trường; nhóm giải pháp camera giám sát đô thị và an toàn giao thông; thông tin cảnh báo; giám sát thông tin báo chí địa phương; thẻ điện tử công chức, viên chức; giám sát dịch vụ hành chính công; giám sát quảng cáo điện tử; giám sát môi trường; giám sát an toàn mạng và giám sát tàu cá.

Viettel cũng đã phát triển nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu cấp chính quyền tỉnh (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội tỉnh đồng thời kết nối với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.


Giám đốc Trung tâm đô thị thông minh Viettel Solutions Dương Công Đức giới thiệu các giải pháp, sản phẩm thành phố thông minh mô hình IOC Huế.

Nhờ IOC là "trái tim", chính quyền số của Huế với các công cụ như Hue-S, Hue-G đã chứng minh hiệu quả chỉ sau 6 tháng đi vào thực tiễn.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiệu quả lớn nhất là thay đổi nhận thức về thông tin giữa các cơ quan tham gia, tạo ra một quy trình làm việc có thể khắc phục những hạn chế hành chính thông thường, giảm bớt áp lực nhân sự và kết nối người dân với chính quyền một cách thuận tiện, minh bạch.

Đến nay, sau 3 năm, thông qua IOC, tỉnh đã triển khai nhiều dịch vụ đô thị thông minh trên tất cả các lĩnh vực, xây dựng một “chính quyền phục vụ” như mục tiêu của các lãnh đạo tỉnh, tạo niềm tin vững chắc cho người dân. Một cụm từ “thành phố hạnh phúc” gói gọn bức tranh cuộc sống của những cư dân Huế.

Dù chưa hoàn thiện một đô thị như vậy nhưng xứ Huế trầm mặc nay đã và đang mang hình thái của một đô thị hiện đại, năng động song vẫn bảo toàn các nét văn hóa riêng biệt của một cố đô, nơi mà ý kiến của người dân được xem như chỉ thị của Chủ tịch tỉnh và chính quyền là chính quyền phục vụ.

Giai đoạn tiếp theo, đơn vị thiết kế sẽ tiếp tục đồng hành cùng chính quyền Huế “nâng cấp” chính quyền số 2.0 với mục tiêu thực hiện hóa sứ mệnh sử dụng công nghệ số mang lại hiệu quả cho các tổ chức, hạnh phúc cho người dân.

Hue-S, thay đổi cơ bản và toàn diện phương thức kết nối giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân

IOC Huế do Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel – Viettel Solutions (Thành viên Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội) thiết kế, triển khai tại địa phương từ ngày 25/7/2019. IOC triển khai thu thập, phân tích dữ liệu sẽ được chuyển hóa thành dữ liệu số, quy trình số và được thể hiện thống nhất qua Hue-S.

IOC trái tin chính quyền số, Viettel Solutions, nhân rộng, mô hình, IOC Huế
Hue-S là ứng dụng nền tảng di động được xây dựng theo hướng super App.

Huế S, tai ung dung Hue S, supper App, do thi thong minh hue
Từ khi ra đời đến nay, Hue-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có sử dụng điện thoại di động thông minh.

Hue-S là ứng dụng nền tảng di động được xây dựng theo hướng super App (siêu ứng dụng trên nền tảng di động) với định hướng một ứng dụng duy nhất tích hợp. Hue-S vừa triển khai các dịch vụ đô thị thông minh phục vụ người dân doanh nghiệp vừa ứng dụng chính quyền số phục vụ công tác chuyển đổi số trong cơ quan Nhà nước tỉnh.

Theo số liệu giám sát của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay Hue-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng, tương đương 101,3% tổng số dân trên địa bàn tỉnh có sử dụng điện thoại di động thông minh với thời gian sử dụng trung bình 34 phút 52 giây mỗi người trên một ngày. Tính riêng năm 2021, đã có 17.371.225 lượt truy cập.

Trên cơ sở áp dụng nền tảng số, Hue-S đã làm thay đổi cơ bản và toàn diện phương thức kết nối giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Các vấn đề bức xúc, tồn tại xã hội đã bộc lộ ngày càng nhiều hơn, rõ hơn thông qua sự tham gia phản ánh của người dân. Từ đó cách thức xử lý của cơ quan nhà nước hoàn toàn thay đổi thông qua quy trình số đã khắc phục hạn chế những bất cập tồn tại trước đây. Đặc biệt, ngoài cơ quan nhà nước, đã hình thành mô hình doanh nghiệp tham gia vào hệ thống để chung tay xử lý các vấn đề bất cập phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Đến nay, thông qua Hue-S, các cơ quan, đơn vị tại Huế đã tiếp nhận xử lý trên 58.000 phản ánh với 226 đơn vị tham gia hệ thống xử lý phản ánh hiện trường bao gồm 193 cơ quan nhà nước và 33 tổ chức, doanh nghiệp. 

Số phản ánh đã được xử lý chiếm 97,5%; thời gian xử lý các phản ánh của người dân rút ngắn từ 60 đến 70%, có những vụ việc rút ngắn đến 90%, tiết kiệm kinh phí cho ngân sách nhà nước hơn 7,7 tỉ đồng tiền in giấy.

Vì sao Huế chuyển đổi số thành công?

Với Hue-S là hạt nhân của IOC, Thừa Thiên Huế được xếp ở vị trí thứ hai toàn quốc về chỉ số DTI (Digital Transformation Index - Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền thông) ở cấp tỉnh tại cả 3 trụ cột Chính quyền số, Kinh tế số và Xã hội số năm 2020, kết quả được công bố vào tháng 10.2021. Huế tự tin hướng đến việc xây dựng một thành phố hạnh phúc cho người dân dựa trên nền tảng số.

IOC Huế, Ông Bùi Hoàng Minh, đô thị thông minh, chính quyền số, mô hình đô thị thông minh, Hue S
Giám đốc IOC Huế  Bùi Hoàng Minh đang giới thiệu về IOC Huế.

IOC Huế, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh, Thừa Thiên Huế, trung tâm điều hành
Cán bộ xử lý thông tin tại IOC Huế.

Trong buổi toạ đàm để chia sẻ về hành trình 3 năm triển khai IOC tại địa phương, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: “Qua 3 năm triển khai IOC với hạt nhân là Hue-S, chúng tôi đã ghi nhận những kết quả tích cực, tác động trực tiếp đến việc sử dụng các ứng dụng trong công tác điều hành các cấp. Các ứng dụng thông minh thực hiện hướng đến người dân, lấy người dân làm trung tâm. Những kết quả đạt được đã thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương”.

Theo ông Bình, người dân Huế nói chung gọi vui Hue-S là Huế “méc”, gần như ai cũng biết, bởi nó có tác động tích cực đến mọi mặt của đời sống từ công tác đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ môi trường; công tác phòng, chống bão, lụt, thiên tai; việc phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch COVID-19; công tác truyền thông, quy hoạch đất đai; tích hợp dịch vụ số cho doanh nghiệp cũng như góp phần thúc đẩy các giá trị nhân văn, đạo đức, tình người trong xã hội.

“Sở dĩ Huế thành công bước đầu trong việc chuyển đổi số một phần nhờ sự quyết tâm của các thế hệ lãnh đạo, từ những người đi trước cho đến thế hệ của ông. Ngoài ra, tinh thần triển khai quyết liệt và lựa chọn các nội dung, giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương đã giúp Huế có bước tiến mạnh mẽ trong việc chuyển đổi số”, ông Bình cho biết.

An An
Báo Công an Nhân dân

Đọc nhiều nhất

  • VNPT ra mắt oneSME – nền tảng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp SME

    Ngày 06/08/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức ra mắt Nền tảng chuyển đổi số toàn diện đầu tiên tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại địa chỉ https://onesme.vn với tên gọi oneSME.

  • Sắp diễn ra Hội thảo “Thị trường bất động sản trong xu thế chuyển đổi số”

    Ngày 17/6 tới đây, Báo Công Thương phối hợp cùng Hội Môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo “Thị trường bất động sản trong xu thế chuyển đổi số”.

  • HueDITA phát động chương trình chung tay hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19

    Nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, chung tay của cộng đồng doanh nghiệp CNTT-ĐTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đối với Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/7, Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (HueDITA) phát động chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh vượt qua khó khăn để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thông qua vai trò kết nghĩa với Hội Tin học TP Hồ Chí Minh” nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết, chung tay hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, mang lại cuộc sống ổn định cho toàn xã hội.

  • Ký kết hợp tác về Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

    Nhằm mục đích xây dựng và triển khai các hoạt động, chương trình, dự án hỗ trợ đối với trẻ em trên môi trường mạng tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2021-2025, sáng ngày 7/4/2021, tại Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (06 Lê Lợi, Tp. Huế) đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội CNTT & ĐTVT) và Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội BVQTE).

  • Khởi tranh Giải Bóng đá tranh cúp HueDITA mở rộng lần thứ VII – năm 2022

    Sau thời gian phát động, tuyên truyền và bốc thăm chia bảng thi đấu, chiều ngày 27/8, tại Sân cỏ nhân tạo Uyên Phương (150 Nguyễn Trãi, Tp. Huế), Hội CNTT và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội) tổ chức Lễ Khai mạc Giải Bóng đá tranh cúp HueDITA mở rộng lần thứ VII – năm 2022.

Đăng ký

CAPTCHA image
Nhập mã hiển thị ở hộp dưới đây