Các mốc hình thành và phát triển Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế
I. Bối cảnh thành lập Trung tâm
- - Ngày 05/6/2000: Nghị quyết 07/2000/NQ-CP của Chính phủ về xây dựng và phát triển công nghiệp phần mềm giai đoạn 2000 – 2005
- - Ngày 17/10/2000: Chỉ thị 58-CT/TW của Ban chấp hành Trung ương về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- - Ngày 24/5/2001: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình hành động triển khai Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa giai đoạn 2001–2005
II. Các mốc hình thành
- - Ngày 10/10/2000: Quyết định 2727/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập Trung tâm Công nghệ Phần mềm (Huesoft) trực thuộc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường
- - Ngày 31/8/2001: Thành lập Công viên Công nghệ Phần mềm Huế (HueSP) trực thuộc Công ty Tư vấn xây dựng công trình giao thông Thừa Thiên Huế theo Quyết định số 2127/QĐ-UB của Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
- - Ngày 22/9/2004: Thành lập Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (HueCIT) trên cơ sở sát nhập Trung tâm Công nghệ Phần mềm Thừa Thiên Huế (Huesoft) và Công viên Công nghệ Phần mềm Huế (HueSP) theo Quyết định số 3289/2004/QĐ-UB của UBND tỉnh TT-Huế
- - Ngày 29/12/2011: Quyết định của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc kiện toàn Trung tâm Công nghệ Thông tin tỉnh.
|
|
|
Chức năng nhiệm vụ
- Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, đào tạo tiếng Anh theo các chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Tổ chức công viên công nghệ phần mềm và cung cấp dịch vụ tiện nghi về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, quản lý vườn ươm doanh nghiệp phần mềm và công nghiệp kỹ thuật số, hỗ trợ cho các doanh nghiệp phần mềm phát triển, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp phần mềm đầu tư vào Thừa Thiên Huế.
- Nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp về ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước nhằm tiến đến một chính quyền điện tử hiệu quả tại tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Tư vấn, tham gia phản biện, góp ý đối với các dự án ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước;
- Triển khai, bảo trì các dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng CNTT cho các cơ quan nhà nước được UBND tỉnh giao nhiệm vụ hàng năm;
- Xây dựng và cung cấp sản phẩm, dịch vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà nước trong tỉnh và cho xã hội.
|
Cơ sở hạ tầng
Tòa nhà HueCIT có 5 tầng, tọa lạc tại số 6 Lê Lợi, thành phố Huế trên diện tích đất 2.378m2 với tổng diện tích sàn là 2.450m2, trong đó:
- 17 phòng làm việc.
- 6 phòng thực hành, 5 phòng học lý thuyết.
- 1 phòng họp, 1 hội trường.
Và sân vườn rộng 1.400m2 dùng làm nơi tổ chức hội chợ, triển lãm CNTT, nơi để xe, sân nghỉ...
Hệ thống mạng hiện đại với 7 máy chủ, hơn 280 máy tính và các thiết bị viễn thông
|
|
|
III. Giải thưởng
Khung kỹ thuật chính quyền điện tử và hệ thống công sở điện tử đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2016.
Đã góp mặt vào Sách vàng Sáng tạo Việt Nam năm 2016.
Đơn vị tổ chức: Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ và các bộ, ngành liên quan.
|
|
|
Khung kỹ thuật chính quyền điện tử và hệ thống công sở điện tử đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế
Năm: 2016.
Giải thưởng: Danh hiệu Sao Khuê.
Cuộc thi: Giải thưởng Sao Khuê 2016.
Đơn vị tổ chức: Hiệp hội phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) tổ chức.
|
Khung kỹ thuật chính quyền điện tử và hệ thống công sở điện tử đa cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Năm: 2015.
Giải thưởng: Giải Nhất.
Cuộc thi: Hội thi sáng tạo kỹ thuậttỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2015.
Đơn vị tổ chức: Ban Tổ chức giải thưởng Sáng tạo KHCN Thừa Thiên Huế.
|
|
|
Phần mềm chữ nôm chữ Thái chữ Chăm
Năm: 2012.
Giải thưởng: Giải Khuyến khích.
Cuộc thi: Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc.
Đơn vị tổ chức: VIFOTEC.
|
Phần mềm Việt-Hán-Nôm giúp nhập các ký tự Nôm trên máy tính Phần mềm Từ điển tra cứu trực tuyến Hán - Nôm - Việt
Năm : 2011.
Giải thưởng: Giải thưởng Balaban.
Đơn vị tổ chức: Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm (VNPF).
|
|
|
Hệ thống phần mềm và trang WEB hỗ trợ chữ Thái Việt Nam
Năm: 2010.
Giải thưởng: Giải nhì.
Cuộc thi: Giải thưởng sáng tạo Kỹ thuật và Khoa học công nghệ Toàn quốc lần thứ 10.
Đơn vị tổ chức: VIFOTEC.
|
Hệ thống phần mềm và trang WEB hỗ trợ chữ Thái Việt Nam
Năm : 2009
Giải thưởng: Giải nhì.
Cuộc thi: Giải thưởng sáng tạo Kỹ thuật và Khoa học công nghệ lần thứ 10 của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đơn vị tổ chức: Ban Tổ chức giải thưởng Sáng tạo KHCN TT-Huế.
|
|
|
Bản đồ trên thiết bị cầm tay HS-PPCMap
Năm: 2006.
Giải thưởng: Giải nhì.
Cuộc thi: Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (Vifotech) lần thứ VIII.
Đơn vị tổ chức: VIFOTEC.
|
Bản đồ trên thiết bị cầm tay HS-PPCMap
Năm : 2005.
Giải thưởng: Giải nhì.
Cuộc thi: Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đơn vị tổ chức: Ban Tổ chức giải thưởng Sáng tạo KHCN TT-Huế.
|
|
|
Giải pháp chung cho các ứng dụng tương tác tự động qua điện thoại (HS IVR)
Năm: 2004.
Giải thưởng: Giải triển vọng.
Cuộc thi: Trí tuệ Việt Nam.
Đơn vị tổ chức: Báo Lao Động Đài Truyền hình Việt Nam. Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT.
|
Hệ thống lọc số điện thoại HS-PhoneFilter
Năm : 2004.
Giải thưởng: Giải ba.
Cuộc thi: Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đơn vị tổ chức: Ban Tổ chức giải thưởng Sáng tạo KHCN TT-Huế.
|
|
|
Phần mềm Việt Hán Nôm
Năm: 2004.
Giải thưởng: Giải nhất.
Cuộc thi: Giải thưởng Sáng tạo Khoa học công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đơn vị tổ chức: Ban Tổ chức giải thưởng Sáng tạo KHCN TT-Huế.
|
Website Bác Hồ với tuổi trẻ
Năm : 2003.
Giải thưởng: Giải nhất.
Cuộc thi: Cuộc thi sáng tạo trang web “Bác Hồ với tuổi trẻ”.
Đơn vị tổ chức: Báo Tiền Phong; Công ty NetNam và Trung tâm thông tin (Ban Khoa giáo Trung ương) và Trung tâm phát triển KHCN và tài năng trẻ.
|
|