Thương hiệu Hội viên

Trường Đại học sư phạm Huế
Xem cỡ chữ:
Đọc bài viết:

HUE UNIVERSITY'S COLLEGE OF EDUCATION (HUCE)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ

 

Địa chỉ: 34 Lê Lợi - Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

 

Trường Đại học Sư phạm Huế được thành lập năm 1957, là một phân khoa thuộc viện Đại Học Huế. Trước năm 1975, Trường ĐHSP thuộc viện Đại học Huế là một cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất cho các tỉnh khu vực Miền trung và Tây Nguyên. Sau ngày Miền nam giải phóng, Trường Đại học Sư phạm được chính thức thành lập theo Quyết định số 426/TTg, ngày 27/10/1976 của Thủ tướng chính phủ, trực thuộc Bộ Giáo dục. Theo Nghị định 30/CP ngày 4-4-1994 của Thủ tướng Chính phủ, Trường Đại học Sư phạm trở thành trường thành viên của Đại học Huế. Tên gọi đầy đủ của Trường là 'Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Huế.

 

 

SỨ MỆNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HUẾ 

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế có sứ mạng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ khoa học và quản lí giáo dục có trình độ đại học, sau đại học theo chuẩn quốc gia và quốc tế; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tư vấn giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục khu vực duyên hải Miền Trung và cả nước; phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

 

TẦM NHÌN

Đến năm 2030, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trở thành một trong ba trường sư phạm trọng điểm quốc gia, tiên phong trong đào tạo giáo viên, nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng và chuyển giao sản phẩm nghiên cứu đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở khu vực duyên hải Miền Trung và cả nước; hoàn chỉnh ngành và bậc học; hoạt động theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế; đảm bảo cho người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng trong xã hội phát triển.

GIÁ TRỊ CỐT LÕI

 

"Nhân văn - Khai phóng - Hội nhập".

 

MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI

 

 Mục tiêu giáo dục của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế là đào tạo đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, cán bộ khoa học và công nghệ chất lượng cao, có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, yêu nghề, năng động, sáng tạo; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, có năng lực nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học và công nghệ giáo dục, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước và hội nhập quốc tế.

    - Xây dựng môi trường sư phạm mẫu mực, chuyên nghiệp, trách nhiệm và thân thiện, hướng tới người học, lấy tiêu chuẩn chất lượng quốc gia và quốc tế làm nền tảng phát triển, đảm bảo cho người học có đủ năng lực cạnh tranh và thích ứng trong môi trường xã hội phát triển.

    - Thực hiện phương châm kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học, lý thuyết gắn với thực hành: Tạo điều kiện cho người học thực hành, thực tập và nghiên cứu khoa học nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp, tư duy khoa học, năng lực sáng tạo, hỗ trợ người học khởi nghiệp sáng tạo, đặc biệt là trong giáo dục.

    - Phát triển thể chất và tinh thần của người học: Tạo điều kiện cho người học rèn luyện sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, sinh hoạt cộng đồng và hoạt động thiện nguyện, phát triển kỹ năng sống.

    - Gắn kết với xã hội qua việc phát hiện và đề xuất giải pháp giải quyết những vấn đề về giáo dục; triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ góp phần phát triển giáo dục, đào tạo của khu vực và cả nước.

 

MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

- Mục tiêu tổng quát: 

   Mục tiêu phát triển tổng quát của Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế đến 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 là: Xây dựng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế trở thành một trường đại học nghiên cứu và ứng dụng hoàn chỉnh ngành và bậc học, cơ sở đào tạo và bồi dưỡng giáo viên, cán bộ khoa học và quản lý giáo dục, NCKH, chuyển giao công nghệ và tư vấn giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo trong điều kiện hội nhập".

 

- Mục tiêu cụ thể:

+ Đổi mới quản trị đại học, tái cấu trúc và hoàn thiện hệ thống quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới;

+ Nâng cao năng lực chất lượng đội ngũ, nhất là đội ngũ giảng viên, đáp ứng chuẩn giảng viên đại học sư phạm trong điều kiện đổi mới và hội nhập;

+ Chuẩn hóa chương trình và hoạt động đào tạo đại học, sau đại học;

+ Nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong điều kiện hội nhập;

+ Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học - công nghệ, nhất là khoa học giáo dục và hợp tác quốc tế;

+ Tăng cường công tác người học và công tác khởi nghiệp;

+ Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo chất lượng; nâng cao sự hài lòng của người học và người sử dụng lao động;

+ Tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ có hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý;

+ Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính đáp ừng đổi mới và nâng cao chấy lượng đào tạo.

 

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC

1. Đổi mới quản trị đại học, tái cấu trúc và hoàn thiện hệ thống quản lý các cấp đáp ứng yêu cầu đổi mới.

2. Nâng cao năng lực chất lượng đội ngũ, nhất là đội ngũ giảng viên, đáp ứng các chuẩn giảng viên đại học sư phạm trong điều kiện đổi mới và hội nhập.

3. Chuẩn hóa chương trình và hoạt động đào tạo đại học và sau đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế.

4. Nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo.

5. Nâng cao chất lượng hoạt động khoa học - công nghệ và hợp tác quốc tế.

6. Tăng cường công tác học sinh, sinh viên; nâng cao chất lượng phục vụ sinh viên.

7. Xây dựng môi trường giáo dục đảm bảo chất lượng; nâng cao sự hài lòng của người học và người sử dụng lao động.

8. Tăng cường và hiện đại hóa cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ có hiệu quả công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý.

9. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính đáp ứng đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

 

HỢP TÁC QUỐC TẾ

Trường đang có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế ở các nước: Anh, Canada, Đức, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia, Philippines...

 

NHỮNG THÀNH TÍCH ĐẠT ĐƯỢC

Từ năm 1976 đến nay, Trường đã đào tạo trên 60.000 cử nhân khoa học sư phạm các hệ, trên 3.000 thạc sĩ; bồi dưỡng thường xuyên hơn 100.000 lượt cho giáo viên THPT các thuộc tính thuộc khu vực miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long.

Trường đã thực hiện chuyển đổi phương thức đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo tín chỉ và chính thức áp dụng từ khóa tuyển sinh năm 2008. Trường là một trong 20 trường đại học đầu tiên của ngành giáo dục đào tạo tham gia chương trình kiểm định chất lượng giáo dục và được Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học.

Trong 5 năm trở lại đây trường đã và đang thực hiện 33 đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, 124 đề tài cấp Bộ, 244 đề tài cấp Trường, 234 đề tài cấp Khoa, 01 Dự án hợp tác với nước ngoài.

 

KHEN THƯỞNG

Đã được khen thưởng: 

- Huân chương Lao động Hạng Ba (1983) 

- Huân chương Lao động Hạng Nhì (1991) 

- Huân chương Lao động Hạng Nhất (1996) 

- Huân chương Độc lập Hạng Ba (2002)

- Huân chương Độc lập Hạng Nhì (2011)

- Huân chương Lao động Hạng Ba (2017)

CƠ SỞ ĐÀO TẠO

Cơ sở 1: Số 32, 34, 36 Lê Lợi, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế;

Cơ sở 2: Đường Võ Văn Kiệt - Phường An Tây - Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trường có hệ thống giảng đường, phòng học, phòng làm việc khang trang với 5 nhà học 3 tầng, 2 nhà học 4 tầng, 1 nhà thí nghiệm thực hành 5 tầng, 1 nhà cao học 4 tầng, 1 căng tin 2 tầng, 1 nhà làm việc các Khoa 4 tầng, 1 nhà thực hành đa năng 4 tầng, 31 phòng thí nghiệm khoa học, 2 phòng học tiếng, 6 phòng học vi tính với 280 máy được nối mạng Internet, 1 thư viện với 2 phòng đọc (300 chỗ, trên 30.000 đầu sách và hệ thống tài liệu điện tử); 2 giảng đường 1000 chỗ ngồi  và 3 hội trường 200 chỗ ngồi.

 

TỔ CHỨC BỘ MÁY

Trường hiện có:

- 12 Khoa (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tâm lý - Giáo dục, Tin học, Giáo dục Tiểu học, Giáo dục Chính trị, Giáo dục Mầm non)

- 07 Phòng chức năng (Tổ chứcvà Hành chính, Kế hoạch và Tài chính, Cơ sở vật chất, Đào tạo đại học và Công tác Sinh viên, Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế, Đào tạo Sau đại học, Phòng Khảo thí và Bảo đảm chất lượng Giáo dục)

- 05 Trung tâm: TT Thông tin và Thư viện, TT Công nghệ thông tin, TT Vật lý lý thuyết và Vật lý tính toán, TT Tư vấn Tâm lý và Giáo dục đặc biêt, Trung tâm Phát triển năng lực sư phạm, Trung tâm Khởi nghiệp và Truyền thông.

- 02 Viện: Viện Nghiên cứu và Chuyển giao khoa học, công nghệ; Viện Nghiên cứu và Phát triển nguồn nhân lực giáo dục.

SỐ LƯỢNG SINH VIÊN ĐANG ĐÀO TẠO (NĂM HỌC 2020- 2021)

A. Đào tạo đại học :  trong đó: 

  I.   Hệ Đại học chính quy: 2.992

  II. Hệ đại học không chính quy: 

         - Đại học hình thức vừa làm vừa học: Khoảng 7.000 

B Đào tạo sau đại học

  I.  Cao học: 928

  II. Nghiên cứu sinh: 57

 

ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG CHỨC

    Tính đến tháng 11/2020,Trường có 369 cán bộ viên chức, hợp đồng lao động (trong đó có 224 giảng viên: 3 Giáo sư, 44 PGS, 82 TS và TSKH, 89 ThS, 6 cử nhân, 55 GVCC, 45 GVC). Tỉ lệ giảng viên có trình độ sau đại học trên 97%, trong đó đội ngũ giảng viên có trình độ giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ chiếm trên 53%.

TRÌNH ĐỘ- CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO

I. Đào tạo 28 chuyên ngành trình độ cử nhân:   

 

STT

Ngành đào tạo cử nhân

1

Sư phạm Ngữ văn (Philology)

2

Sư phạm Lịch sử (History)

3

Sư phạm Địa lý (Geography)

4

Sư phạm Toán học(Mathematics)

5 Sư phạm Toán học đào tạo bằng tiếng Anh

6

Sư phạm Vật lý (Physics)

7 Sư phạm Vật lý đào tạo bằng tiếng Anh

8

Sư phạm Hóa học (Chemistry)

9 Sư phạm Hóa học đào tạo bằng tiếng Anh

10

Sư phạm Sinh học (Biology)

11 Sư phạm Sinh học đào tạo bằng tiếng Anh

12

Tâm lí học Giáo dục (Psychology - Education)

13

Tin học (Informatics)

14 Hệ thống thông tin
15 Sư phạm Tin học đào tạo bằng tiếng Anh

16

Giáo dục Tiểu học (Elementary Education)

17 Giáo dục Tiểu học đào tạo bằng tiếng Anh

18

Giáo dục chính trị (Civic Education)

19 Giáo dục pháp luật
20 Giáo dục công dân
21 Giáo dục quốc phòng - an ninh

22

Sư phạm Lịch sử - Địa lý

23

Sư phạm Công nghệ

24

Giáo dục mầm non

25 Sư phạm Âm nhạc

26

Sư phạm Khoa học tự nhiên
27 Vật lý tiên tiến
28 Chương trình Kỹ sư INSA

 

Thời gian học tập của tất cả các ngành là 4 năm. Hệ đại học chính quy thi tuyển đầu vào theo quy định của Bộ GD - ĐT. Các hệ khác trường tổ chức thi tuyển riêng. Sau khi tốt nghiệp, chủ yếu được phân công về giảng dạy tại các trường THPT hoặc các trường THCS; tuỳ theo điều kiện và năng lực của cá nhân, có thể nhận việc làm tại các cơ quan, đơn vị khác.

 

II. Đào tạo 30 chuyên ngành trình độ Thạc sĩ:

 

STT

Ngành đạo tạo thạc sĩ

1 Toán học

2

Giải tích (Analysis), 

3

Đại số và Lý thuyết số (Algebra & Theory of numbers), 

4

Hình học và Tô-pô (Geometry & Topology), 

5

Lý luận và Phương pháp dạy học(LL và PPDH) Toán (Theory and Methodology of Teaching Mathematics), 

6

Vật lý lý thuyết và Vật lý toán (Theoretical Physics and Mathematics for Physics), 

7

LL và PPDH Vật lí (Theory and Methodology of Teaching Physics), 

8

Hóa hữu cơ (Organic Chemistry), 

9

Hóa vô cơ (Inorganic Chemistry), 

10

Hóa lý thuyết và Hóa lý

11

LL và PPDH Hóa học (Theory and Methodology of Teaching Chemistry), 

12 Sinh học

13

Thực vật học (Botany),

14

Động vật học (Zoology), 

15

LL và PPDH Sinh học (Theory and Methodology of Teaching Biology), 

16 Văn học

17

Lý luận Văn học (Literature Theory), 

18

Văn học Việt Nam (Vietnamese Literature), 

19

LL và PPDH Văn-Tiếng Việt (Theory and Methodology of Teaching Literature and Vietnamese Language), 

20

LL và PPDH Lịch sử (Theory and Methodology of Teaching History), 

21

Lịch sử Việt Nam (Vietnamese History), 

22

Lịch sử thế giới (World History), 

23 Địa lý tự nhiên

24

Địa lý học

25

LL và PPDH Địa lý (Theory and Methodology of Teaching Geography), 

26

Quản lý giáo dục (Education Management), 

27

Tâm lý học (Psychology), 

28

Giáo dục học (Tiểu học),

29 Quản lý giáo dục
30 Hệ thống thông tin

 

Thời gian đào tạo: 2 năm. Khối lượng học trình của một khoá đào tạo: từ 80 - 100 đơn vị. Thi tuyển đầu vào theo Quy chế tuyển sinh sau đại học của Bộ GDĐT, ban hành theo Thông tư số 15/2014/TT-BGDĐT, ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng Bộ GDĐT.

 

III. Đào tạo 12 chuyên ngành trình độ Tiến sĩ

 

STT

Ngành đào tạo tiến sĩ

1

Đại số và lý thuyết số

2

LL&PPDH bộ môn Vật lý

3

Vật lý lý thuyết và Vật lý tính toán

4

Hóa lý thuyết và Hóa lý

5

Hóa vô cơ

6

Động vật học

7

Thực vật học

8

LL&PPDH bộ môn Sinh học

9

Lý luận văn học

10

Lịch sử Việt Nam

11

LL&PPDH bộ môn Toán

12

Địa lý tự nhiên

 

Thời gian học tập: từ 3- 4 năm (đối với học viên đã có bằng Thạc sĩ), từ 4- 5 năm (đối với học viên có bằng đại học).Thi tuyển đầu vào theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ GDĐT ban hành theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT, ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT và Thông tư số 05/2012/TT-BGDĐT ngày 15/02/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ GDĐT ban hành theo Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT, ngày 07/5/2009 của Bộ trưởng Bộ GDĐT

ĐHSP Huế
ĐHSP Huế
http://www.dhsphue.edu.vn/default.aspx?run=intro/gioithieu.htm
Các bài khác
    << < 1 2 3 > >>  

Đọc nhiều nhất

  • VNPT ra mắt oneSME – nền tảng chuyển đổi số dành cho doanh nghiệp SME

    Ngày 06/08/2021, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) chính thức ra mắt Nền tảng chuyển đổi số toàn diện đầu tiên tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp SME (doanh nghiệp vừa và nhỏ) tại địa chỉ https://onesme.vn với tên gọi oneSME.

  • HueDITA phát động chương trình chung tay hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh chống dịch Covid-19

    Nhằm thể hiện tinh thần đoàn kết, chung tay của cộng đồng doanh nghiệp CNTT-ĐTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đối với Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/7, Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (HueDITA) phát động chương trình “Hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Hồ Chí Minh vượt qua khó khăn để phòng chống dịch bệnh Covid-19 thông qua vai trò kết nghĩa với Hội Tin học TP Hồ Chí Minh” nhằm thắt chặt tinh thần đoàn kết, chung tay hỗ trợ Thành phố Hồ Chí Minh đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, mang lại cuộc sống ổn định cho toàn xã hội.

  • Ký kết hợp tác về Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

    Nhằm mục đích xây dựng và triển khai các hoạt động, chương trình, dự án hỗ trợ đối với trẻ em trên môi trường mạng tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2021-2025, sáng ngày 7/4/2021, tại Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế (06 Lê Lợi, Tp. Huế) đã diễn ra Lễ Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội CNTT & ĐTVT) và Hội Bảo vệ Quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội BVQTE).

  • Khởi tranh Giải Bóng đá tranh cúp HueDITA mở rộng lần thứ VII – năm 2022

    Sau thời gian phát động, tuyên truyền và bốc thăm chia bảng thi đấu, chiều ngày 27/8, tại Sân cỏ nhân tạo Uyên Phương (150 Nguyễn Trãi, Tp. Huế), Hội CNTT và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội) tổ chức Lễ Khai mạc Giải Bóng đá tranh cúp HueDITA mở rộng lần thứ VII – năm 2022.

  • HueDITA phối hợp Tổ chức CyberKid Vietnam tập huấn trực tuyến về bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

    Với mục tiêu phổ quát đến đối tượng học sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế các kỹ năng về an toàn thông tin trên môi trường mạng, trước hết là nâng cao kỹ năng cho đội ngũ cán bộ nòng cốt của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội BVQTE), sáng ngày 12/8, Hội Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế (HueDITA) phối hợp với Tổ chức CyberKid Vietnam triển khai buổi tập huấn trực tuyến cho lực lượng nòng cốt của Hội BVQTE về nội dung bảo vệ trẻ em trên không gian mạng.

Đăng ký

CAPTCHA image
Nhập mã hiển thị ở hộp dưới đây